Trang thông tin điện tử Trung tâm TGPL Nhà nước

Tờ gấp pháp luật

  • Trợ giúp pháp lý trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025

    (13:55 | 02/01/2023)

    Theo Quyết định số 263/QĐ-TTg, Quyết định số 90/QĐ-TTg, Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 thì trợ giúp pháp lý là một trong những nội dung của tiêu chí. Để ban hiểu biết về mục tiêu của Chương trình, về trợ giúp pháp lý, .... Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang phổ biến một số điểm cơ bản trong tờ gấp sau:

  • Bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp trong các vụ án

    (13:38 | 02/01/2023)

         Căn cứ thông báo của cơ quan giải quyết vụ án, vụ việc hoặc theo yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý (TGPL), Trung tâm TGPL nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL trong các vụ án, vụ việc hình sự, dân sự, hành chính. Người được TGPL không phải trả phí, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác, mà Nhà nước sẽ thay họ trả phí cho Luật sư

  • Bạn và một số chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính

    (09:14 | 16/12/2019)

    Người khuyết tật có khó khăn về tài chính khi gặp phải những vướng mắc về pháp luật hoặc cần người bào chữa, bảo vệ, người đại diện trước cơ quan có thẩm quyền khi không thể tự mình giải quyết được thì hãy đến Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước để được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.

  • Bạn và một số quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý

    (14:50 | 25/06/2018)

    Hãy đến với trợ giúp pháp lý (TGPL) khi bạn gặp phải những vướng mắc pháp luật hoặc tranh chấp đất đai, nhà ở, mua bán tài sản, khiếu nại, thừa kế, cấp dưỡng, ly hôn, các vấn đề về quyền con người, quyền công dân... cần người bào chữa, bảo vệ, người đại diện trước cơ quan có thẩm quyền khi bạn không thể tự mình giải quyết được. Trung tâm TGPL nhà nước sẽ giúp bạn. Bạn không phải trả tiền thù lao (Nhà nước trả tiền thù lao cho người thực hiện TGPL) nếu bạn là người được TGPL.

  • Tờ gấp pháp luật: Bạn và một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

    (14:49 | 01/12/2017)

    Bạo lực gia đình là một vấn đề với đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo dục, kinh tế, pháp lý và sức khỏe. Nó cũng là một vấn đề có liên quan tới quyền con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, ranh giới địa lý và mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình đã được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận với bằng chứng cụ thể là việc thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 chính thức khẳng định bạo lực gia đình là hành vi không được chấp nhận và không nên xem đó là “vấn đề riêng tư”. Hãy đến với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý sẽ thực hiện việc bảo vệ nạn nhân, truy cứu trách nhiệm đúng pháp luật đối với người có hành vi bạo lực, bảo đảm việc tiếp cận công lý, khắc phục hậu quả cũng như bảo đảm hệ thống tư pháp đáp ứng những nhu cầu đặc biệt và xoa dịu phần nào những tổn thương mà nạn nhân bạo lực gia đình đã phải chịu.

  • Tờ gấp pháp luật: Bạn và một số quy định của pháp luật về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015

    (14:48 | 01/12/2017)

    Sinh – Lão – Bệnh – Tử vốn là quy luật bất biến của cuộc sống. Ai rồi cũng phải đến lúc mất đi, bỏ lại người thân và những tài sản tạo lập được lúc sinh thời. Tài sản của người chết (di sản) sau đó sẽ được chuyển dịch sang cho người còn sống trong một thời hiệu nhất định, quá trình đó gọi chung là thừa kế. Vậy ai sẽ là người được thừa kế; thừa kế theo di chúc và theo pháp luật giống, khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

  • Tờ gấp pháp luật: Bạn và một số quy định của pháp luật về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

    (14:46 | 01/12/2017)

    Xâm hại tình dục trẻ em đang là nỗi quan tâm, bức xúc của nhiều gia đình. Xâm hại tình dục trẻ em thể hiện qua các hành vi như: hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em… Các tội phạm này đều có đặc điểm chung là xâm phạm đến sức khỏe, sự phát triển bình thường về sinh lý, thể chất, danh dự, phẩm giá, đồng thời xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội. Nhiều vụ việc đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến trẻ em giảm sút sức khỏe, suy nhược thần kinh, hoảng sợ, bỏ học… ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý một cách bình thường của trẻ. Để đấu tranh phòng ngừa và hạn chế loại tội phạm này một cách hiệu quả, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Quý phụ huynh nói chung cũng cần trang bị cho trẻ kiến thức và ý thức tự bảo vệ mình từ ban đầu, ngay khi mới bước vào ghế nhà trường.

  • Bạn và một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở và hòa giải về tranh chấp đất đai

    (14:45 | 21/08/2017)